Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Trẻ 8 tuổi có nhiều mốc phát triển quan trọng về thể chất, cảm xúc và nhận thức. Ba mẹ cần nắm bắt được sự thay đổi này để kịp thời giúp đỡ, chỉ dẫn cho bé. Ở tuổi lên 8, các bé có những mốc phát triển vượt bậc về thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức. Do đó, trẻ bắt đầu hiểu được nhiều thứ hơn nên cũng sẽ có nhiều câu hỏi hơn để có thể khám phá thế giới. Vậy nên, đây là độ tuổi rất thú vị cho bé và cũng đầy thách thức cho ba mẹ. hãy cùng KNNC khám phá về các mốc phát triển quan trọng của trẻ, đồng thời tìm hiểu về các mẹo dạy con tốt hơn.
Các mốc phát triển thể chất của trẻ 8 tuổi
1. Trẻ 8 tuổi cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe có phát triển đúng chuẩn và dinh dưỡng của trẻ có đáp ứng đúng nhu cầu hay không. Do đó, rất nhiều cha mẹ quan tâm đến chỉ số này. Với trẻ 8 tuổi, chiều cao cân nặng của các bé cần nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn như sau:
2. Sự phát triển về vận động thể chất của trẻ
Đối với bé 8 tuổi, quá trình phát triển thể chất phần lớn là hoàn thiện các kỹ năng, sự phối hợp và kiểm soát cơ bắp. Những trẻ có tiềm năng thể thao có thể thể hiện khả năng của mình ở giai đoạn phát triển này vì đây là độ tuổi các kỹ năng vận động của bé được hoàn thiện dần. Trên thực tế, đây thường là độ tuổi mà trẻ nhận ra được mình có thích các hoạt động thể chất hay không và có muốn tham gia môn thể thao nào không. Ở độ tuổi này, trẻ đạt được những mốc phát triển thể chất quan trọng như: Kết hợp linh hoạt hơn các kỹ năng vận động (xoay người, chạy nhảy và các hoạt động cần thiết trong thể thao) Cải thiện khả năng phối hợp Cải thiện khả năng kiểm soát các cơ nhỏ cần thiết cho các hoạt động như chơi nhạc cụ hoặc sử dụng các dụng cụ. Mẹo cho ba mẹ: Một số trẻ 8 tuổi có thể có thể nhận thức rõ hơn về diện mạo của mình và sự tự tin về ngoại hình có thể ảnh hưởng đến cách bé nhìn nhận bản thân và mọi người. Trẻ cũng có thể muốn mặc một số kiểu trang phục hay để một kiểu tóc nào đó mà trẻ thích. Ba mẹ hãy cho trẻ biết sức khỏe quan trọng hơn ngoại hình cũng như giúp đỡ con tìm ra các hoạt động con thích. Bạn có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi hay đạp xe dù bé có năng khiếu về mặt này hay không.
Các mốc phát triển cảm xúc của trẻ lên 8
Các bé 8 tuổi đã có thể thể hiện những cảm xúc, tương tác phức tạp và tinh tế hơn. Hầu hết trẻ đã có thể che giấu suy nghĩ hoặc cảm xúc thật của mình để không ảnh hưởng tới cảm xúc của người khác. Ví dụ, dù không thích một món quà nào đó nhưng trẻ vẫn có thể vui vẻ cảm ơn người tặng. Đây cũng là thời điểm con dần phát triển được nhận thức về bản thân. Trẻ hình thành bản sắc của bản thân rõ ràng hơn qua các sở thích, tài năng, bạn bè và mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Ở tuổi này, trẻ cũng bắt đầu mong muốn có sự riêng tư và hình thành sự tự tin. Những mốc phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ: Có thể bắt đầu muốn có nhiều sự riêng tư hơn Mong muốn tiếp xúc cơ thể (ôm ấp, vỗ về…) với ba mẹ khi có chuyện căng thẳng nhưng có thể từ chối những tiếp xúc này khi không còn căng thẳng Giữ cân bằng tốt hơn khi đối mặt với các dạng cảm xúc như: tức tối, thất vọng Mẹo cho ba mẹ: Bạn hãy khen ngợi con khi con có thể kiểm soát cảm xúc của mình một cách lành mạnh và dạy con thêm một số kỹ năng cân bằng cảm xúc khi có thể. Ví dụ, bạn có thể khen ngợi khi thấy con cho phép bản thân nghỉ 5 phút khi cảm thấy tức tối hay bế tắc vì làm bài tập toán không được.
Các mốc phát triển kỹ năng xã hội của trẻ 8 tuổi
Tâm lý trẻ 8 tuổi thường thích trở thành một phần của các nhóm xã hội. Nhìn chung, trẻ thích đi học và tin tưởng, coi trọng mối quan hệ với một số bạn thân hay bạn cùng lớp. Ở độ tuổi này, có thể trẻ sẽ chủ yếu chú tâm xây dựng tình bạn với các bạn cùng giới. Đây cũng là thời điểm một số trẻ muốn dành thời gian với bạn bè nhiều hơn thay vì chỉ gắn bó với ba mẹ như trước. Bạn có thể thấy trẻ bắt đầu tự tin hơn trong việc bày tỏ ý kiến của mình về mọi người và mọi thứ xung quanh. Trẻ có thể chú ý nhiều hơn đến tin tức và muốn chia sẻ suy nghĩ về các sự kiện đang nổi bật. Tuy nhiên, bé vẫn đang trong giai đoạn khám phá xem việc nào được cho là sai hoặc đúng. Những mốc phát triển kỹ năng xã hội quan trọng: Bắt đầu hiểu cảm giác của người khác trong một số tình huống và có thể đặt mình vào vị trí của người khác tốt hơn Thể hiện nhiều kỹ năng hòa nhập xã hội như rộng lượng, đối xử tốt và giúp đỡ người khác Mong muốn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và bảo vệ sự “công bằng”. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến xung đột khi trẻ tham gia các trò chơi nhóm có tổ chức. Mẹo cho ba mẹ: Khi chạm mốc 8 tuổi, nhiều bé đã phát triển các định kiến về giới như “bé trai sẽ làm bác sĩ hay kỹ sư” hay “bé gái sẽ làm y tá hoặc giáo viên”. Ba mẹ hãy cho con thấy một số tấm gương chứng minh bé trai hay bé gái đều có thể làm tốt công việc mình thích. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý tới các kênh truyền thông trẻ xem để có thể hạn chế các định kiến này. Ngoài ra, đây cũng là độ tuổi thích hợp để nói chuyện với bé về việc tôn trọng người khác cũng như uốn nắn những hành vi sai của trẻ như nói dối. Hơn nữa, ba mẹ nên chú ý nếu thấy trẻ không thích đi học vì điều này có thể cho thấy trẻ có vấn đề trong việc học tập hay với bạn bè, thầy cô.
Các mốc phát triển nhận thức của trẻ 8 tuổi
Các bé thường đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình phát triển nhận thức khi ở tuổi lên 8. Đa số bé đã bắt đầu có hiểu biết về tiền. Ví dụ như trẻ có thể hiểu rằng mình cần tiền để mua đồ dù chưa biết giá trị thực của đồng tiền. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đã có thể xem giờ và biết cách tính các khoảng thời gian tốt hơn. Ví dụ, con sẽ có thể hiểu những câu như “10 phút nữa là chúng ta phải đi” hoặc “3 ngày nữa là đến sinh nhật của con” tốt hơn trước đây. Hầu hết trẻ 8 tuổi tiếp tục phát triển vốn từ vựng một cách nhanh chóng với ước tính khoảng 3.000 từ mới trong năm. Trẻ được đọc nhiều sẽ mở rộng vốn từ vựng nhanh hơn. Trẻ cũng bắt đầu thể hiện khả năng chơi chữ và thể hiện sự hài hước bằng lời nói. Cách trẻ chơi ở độ tuổi này phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động mà bé được tiếp xúc. Một số trẻ có thể thích chơi thể thao với bạn bè còn số khác có thể thích nghệ thuật hoặc âm nhạc. Nhiều trẻ em ở độ tuổi này cũng thích nhảy, biểu diễn và ca hát. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, khả năng suy nghĩ của con vẫn có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Do đó, trẻ có thể khó tập trung khi lo lắng hoặc khó lựa chọn khi cảm thấy tức giận hay sợ hãi. Những mốc phát triển nhận thức quan trọng: Có thể tập trung vào một việc trong hơn một giờ Hiểu thêm về vị trí của mình với mọi người xung quanh Có khả năng tính nhẩm và xử lý các số trừu tượng tốt hơn cũng như tính toán được các số lớn hơn trước (số ba chữ số). Mẹo cho ba mẹ: Hãy để con sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề mới học được để tự mình giải quyết một số vấn đề trong học tập hay cuộc sống. Ví dụ như nếu trẻ có bài toán khó, bạn hãy khuyến khích con tự suy nghĩ tìm ra một số cách giải rồi giúp con chọn cách giải tốt nhất. Ngoài những phát triển về thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức, trẻ cũng có một số tiến bộ trong sinh hoạt cá nhân. Ở độ tuổi này, trẻ quan tâm hơn đến việc chăm sóc vệ sinh cá nhân và có thể thực hiện các việc cá nhân như đánh răng và tắm gội. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn cần quan sát để đảm bảo rằng con tắm rửa, chải răng hay dùng chỉ nha khoa đúng cách. Mặc dù mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau nhưng ba mẹ cần theo dõi sự tiến bộ của con mình. Bạn cần quan tâm nếu con gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc kiểm soát cảm xúc (bao gồm tức giận, dễ khóc) hoặc nếu các kỹ năng xã hội của bé kém quá xa với các bạn cùng lứa. Lúc này, bạn có thể cân nhắc đến việc nói chuyện với giáo viên của con hay hỏi ý kiến bác sĩ tâm lý trẻ em. Quá trình phát triển và tâm lý trẻ 8 tuổi không khó nắm bắt nếu ba mẹ thật sự quan tâm bé yêu. Đây là khoảng thời gian bé bắt đầu có nhiều hiểu biết hơn về chính mình và thế giới xung quanh cũng như thay đổi về mặt thể chất. Bạn hãy cùng con xây dựng một tuổi mới thật thú vị và vui tươi nhé.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...