Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Trẻ sơ sinh bị đau mắt dùng thuốc gì mau khỏi?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc phải các chứng nhiễm khuẩn mắt. Trẻ sơ sinh bị đau mắt dùng thuốc gì được rất nhiều bà mẹ quan tâm.
Đau mắt có thể do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra, đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ, đau mắt đỏ do các nguyên nhân khác… Cha mẹ cần hiểu rõ những dấu hiệu nhiễm khuẩn về mắt của trẻ sơ sinh để có hướng xử lý khoa học để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. Để làm sáng tỏ những câu hỏi như trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì. Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau mắt cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Khi chào đời, có thể do bị ép trong âm đạo, quá trình tiếp xúc với nước ối vì vậy mắt trẻ có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Nếu như không được chăm sóc cẩn thận có thể dẫn tới viêm kết mạc, nhiễm khuẩn… Cũng có thể đau mắt đỏ do bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng. Thông thường tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do dị ứng tự nhiên hoặc do virus, vi khuẩn.
Bệnh đau mắt đỏ sẽ làm cho mắt của trẻ sưng mí và bị đỏ mắt
Bệnh có thể xuất hiện sớm ngay từ ngày đầu cho tới 2 tuần sau khi sinh. Bệnh đau mắt đỏ sẽ làm cho mắt của trẻ sưng mí và bị đỏ mắt. Nguyên nhân thì có nhiều như nhiễm virus, vi khuẩn từ mẹ sang con, tắc tuyến lệ… Vậy cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, trước tiên cần phải hiểu được nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh.
Đau mắt đỏ do chlamydia
Tình trạng đau mắt đỏ do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Đối với vi khuẩn chlamydia có thể gây đau mắt đỏ và làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Nếu người mẹ mắc bệnh này từ trước mà không được điều trị có thể là nguyên nhân lây truyền cho con trong khi sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn chlamydia sẽ có triệu chứng đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ. Thông thường các triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần đầu sau khi sinh. Có khoảng 1 nửa trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể như phổi và vòm họng.
Đau mắt đỏ do kích ứng với thuốc
Kể cả một số loại thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây kích ứng cho mắt. Trường hợp kích ứng này khiến mắt trẻ có thể hơi sưng và đỏ nhẹ.
Đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ
Đau mắt đỏ do lậu mủ cũng là bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh giống như đau mắt đỏ do chlamydia. Thông thường trong tuần đầu sau sinh bệnh sẽ khởi phát. Bệnh sẽ có các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt. Với bệnh đau mắt đỏ lậu mủ này có thể dẫn tới nhiễm trùng máu nghiêm trọng , nhiễm trùng tủy sống, niêm mạc não gây viêm màng não.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt dùng thuốc gì mau khỏi?
Đau mắt đỏ do các nguyên nhân khác
Có một số vi khuẩn, virus khác trong cơ thể người mẹ có thể truyền sang con gây nên tình trạng đau mắt đỏ như những vi khuẩn sống trong âm đạo, virus gây mụn rộp sinh dục…
Những dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Mắt đỏ
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là mắt đỏ (phần lòng trắng chuyển sang đỏ hoặc hồng). Mắt đỏ là do tình trạng viêm của những mạch máu nhỏ trên bề mặt của mắt. Mắt đỏ thường xuất hiện ở một mắt sau đó sẽ đỏ ở mắt còn lại trong vòng 24 – 48 giờ. Kể cả bên trong mí mắt cũng có màu đỏ bất thường, nếu kéo nhẹ mi mắt lên xuống sẽ thấy.
Mắt sưng lên
Nếu tình trạng viêm mí mắt do đau mắt đỏ trở nặng, kéo theo sưng ở vùng mắt. Vì mắt sưng nên trẻ sẽ khó mở mắt.
Mắt có chất nhầy
Khi mắt đỏ cũng là lúc có chất nhầy hay còn gọi là ghèn có màu vàng, trắng hoặc xanh. Ghèn đóng dày lên ở khóe mắt đuôi mắt và bao phủ toàn bộ mắt. Vì ghèn dính nên khi sáng thức dậy rất khó mở mắt.
Triệu chứng giới hạn ở mắt
Đau mắt đỏ chỉ giới hạn tình trạng nhiễm trùng ở mắt. Ngoài vùng mắt thì không có bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt, mệt mỏi hay ăn uống kém… Tuy nhiên cũng cần theo dõi chặt chẽ tình trạng mắt của bé, nếu có dấu hiệu tăng nặng hoặc lâu không khỏi cần được thăm khám.
Cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là câu hỏi của các ông bố bà mẹ trẻ khi đứa con chào đời. Vậy trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Nếu trẻ bị đau mắt đỏ sơ sinh do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ xử trí.
Chúng ta không nên chủ quan dùng các phương pháp dân gian có thể không tốt cho trẻ. Nếu ở tình trạng nhẹ thuốc kháng sinh được dùng như thuốc mỡ tra mắt hoặc thuốc nhỏ mắt. Có thể sẽ được dùng kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
Phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nếu nặng có thể kết hợp cả tiêm tĩnh mạch, kháng sinh uống và nhỏ tại chỗ. Mắt bị nhiễm trùng cần rửa bằng nước muối sẽ loại bỏ mủ tích tụ, ghèn và loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm kết mạc do bị tắc tuyến lệ có thể được điều trị bằng cách massage giữ vùng mũi và mắt. Nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn còn thì cần được can thiệp bằng thủ thuật thông lệ đạo.
Viêm kết mạc do lậu cầu
Với trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu cần kết hợp tra thuốc tích cực và nhỏ thuốc, nếu tình trạng nặng hơn bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Đây là trường hợp cần điều trị triệt để vì không điều trị có thể dẫn tới tình trạng phát triển vết loét giác mạc đó là nguyên nhân dẫn tới mù lòa.
Viêm kết mạc do Chlamydia
Với trường hợp này thường dùng kháng sinh dạng uống để điều trị. Điều trị tại chỗ là không hiệu quả và không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh. Vi khuẩn thâm nhập phổi gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng gạc và nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh
Viêm kết mạc do dị ứng thuốc
Đây là loại viêm kết mạc do dị ứng thuốc bước đầu tiên là nên ngưng thuốc, đổi thuốc. Cần chăm sóc bằng thuốc dưỡng để bảo vệ nhãn cầu. Trẻ sơ sinh sẽ ổn trở lại trong vòng 24 – 36 giờ.
Viêm kết mạc do vi khuẩn, virus khác
Các loại virus vi khuẩn khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae nên dùng kháng sinh phù hợp dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị.
Các viêm kết mạc do virus điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm, đồng thời dùng các thuốc bôi trơn bảo vệ nhãn cầu, giảm bớt kích thích mắt.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt dùng thuốc gì?
Trước khi quyết định cho trẻ sơ sinh dùng thuốc gì cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Đối với bệnh về mắt của trẻ cũng vậy, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho bé dùng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đau mắt ở trẻ trước khi chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Một số loại thuốc có thể được chỉ định gồm.
Thuốc trị viêm kết mạc mắt không kê đơn
Trước tiên cần vệ sinh mắt làm giảm triệu chứng đau nhức và khó chịu do bệnh viêm kết mạc cho trẻ bằng thuốc nhỏ mắt. Sử dụng loại thuốc nhỏ mắt thông dụng nhất đó là natri clorid 0,9% với công dụng làm sạch mắt. Liều lượng sử dụng cho trẻ nhỏ 2 giọt cho mỗi mắt và 2 giờ/lần. Đặc biệt sau khi trẻ thức giấc vì lúc này hai mắt trẻ có thể dính lại không mở được mắt nên cần rửa để bé có thể mở được mắt.
Thuốc nhỏ mắt có thể làm sạch gỉ mắt loại bỏ bớt virus đồng thời chống khô mắt. Cần chú ý sử dụng thuốc riêng không dùng chung với trẻ khác tránh lây nhiễm.
Bé có thể sẽ được bổ sung vitamin A và D để tăng sức đề kháng nâng cao thể trạng. Nếu tình trạng bệnh của bé nặng hơn, viêm kết mạc trên 20 ngày chưa khỏi cần sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt chứa chondroitin và vitamin B.
Thuốc điều trị có kê đơn
Nếu như tình trạng viêm kết mạc nặng có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê đơn.
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh
Thuốc Moxifloxacin, Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin, Cloramphenicol,… là dạng thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể dùng cho trẻ nhỏ. Các thuốc chỉ sử dụng tối đa 7 ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm, cần phải thay đổi sang loại thuốc khác.
Thuốc kháng sinh nhỏ mắt chỉ có hiệu quả trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc dùng để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn gây viêm loét giác mạc. Khi sử dụng thuốc phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid có tác dụng chống viêm, giảm dịch nhầy làm mờ mắt, sử dụng 4 – 6 lần mỗi ngày. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Prednisolon, Fluoromethason, Dexamethason, Hydrocortison,… Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid cũng không được dùng quá 10 ngày. Đặc biệt chú ý, tuyệt đối không dùng trong trường hợp viêm loét giác mạc vì có thể gây biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Chỉ dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid để phòng ngừa biến chứng khô mắt trong thời gian nhất định. Nếu dùng liên tục nhiều ngày sẽ phá hủy bề mặt nhãn cầu do tác hại của chất bảo quản trong thuốc tích tụ.
Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị đau mắt
Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh khi bị đau mắt sẽ làm cho các bà mẹ lo lắng và rất bối rối khi chăm sóc cho con. Thông thường các bé sẽ quấy khóc cần phải làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Đầu tiên khi trẻ bị đau mắt đỏ, có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng NaCl 0,9% hay còn gọi là nước muối sinh lý khoảng 5 – 7 lần/ngày. Lưu ý đã dùng cho bé không dùng cho người khác vì có thể lây lan.
Vệ sinh mắt cho trẻ bằng cách lấy miếng gạc vô khuẩn sử dụng vệ sinh mắt cho trẻ. Lấy nước muối sinh lý thấm ướt gạc lau nhẹ từ đầu mắt đến đuôi mắt. Có thể vệ sinh mắt ngày 3 lần sáng, trưa và tối. Nếu thấy trẻ có triệu chứng tăng nặng cần được đưa đi khám bệnh kịp thời để có hướng xử trí tránh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...