Trẻ sơ sinh bị khản tiếng: Tình trạng cần được ưu tiên chú ý

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng khiến không ít bố mẹ xót ruột bởi phải chứng kiến con yêu đang gặp khó chịu. Tình trạng khản tiếng ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Khóc là hành động vô cùng bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đôi lúc có những trường hợp bạn nhận thấy giọng bé yêu hơi khàn hơn bình thường hoặc thậm chí vô cùng khác biệt so với mọi ngày. Vậy lý do ở đây là gì? Hãy cùng KNNC tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Lý do phổ biến nhất của tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng là cảm lạnh đi kèm với các cơn ho và thỉnh thoảng chảy nước mắt. Bên cạnh đó, bé còn có thể gặp phải các tình trạng như:

♠ Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Một số bệnh nhiễm trùng do virus và một vài vi khuẩn có thể dẫn đến viêm thanh quản, khiến giọng của bé trở nên khản tiếng.

Virus parainfluenza là một loại virus khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng, ho khan hoặc thở rít. Tập hợp các triệu chứng này cùng với sốt nhẹ và sổ mũi sẽ tạo thành tình trạng viêm thanh khí phế quản vốn rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh này diễn biến từ nhẹ đến nặng và có thể cần được theo dõi sát sao cũng như điều trị nội trú tùy theo mức độ nghiêm trọng.

♠ Bé khóc quá nhiều: Tình trạng giọng của trẻ sơ sinh khản đặc còn có thể đến từ nguyên nhân bé khóc quá nhiều do dây thanh quản chịu quá nhiều áp lực.

trẻ sơ sinh bị khản tiếng

♠ Nốt sần hình thành: Việc dây thanh âm hoạt động quá nhiều có thể dẫn đến các nốt sần và sưng ở mép. Những nốt sần và sưng tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng mạn tính về sau.

♠ Trào ngược thanh quản: Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến con bị khản tiếng. Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ thống tiêu hóa vẫn chưa đạt đến mức phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, khi trào ngược bắt đầu trở nên quá thường xuyên, axit liên tục tiếp xúc với cổ họng có thể tương tác với dây thanh quản khiến bé bị khản.

♠ Bé bị kích thích, khó chịu: Việc trẻ hít phải khói bụi từ ô nhiễm không khí trong nhà, ngoài môi trường, khói thuốc lá… cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản non nớt, khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám nếu tình trạng khản giọng đi kèm với các vấn đề sau:

  • Bị đau họng kéo dài rất lâu
  • Ho liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Có vấn đề trong khi thở và tạo ra âm thanh khò khè
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc gặp vấn đề trong khi nuốt
  • Giọng yếu trong khi khóc hoặc bé tạo ra âm thanh the thé, bất thường…

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của khản giọng bằng cách kiểm tra cổ họng bé. Hình thức xét nghiệm máu và đờm có thể được chỉ định nhằm xác định chính xác nguyên nhân nhiễm trùng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị bé sơ sinh bị khản tiếng

Việc điều trị giọng khàn tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian khàn tiếng, tuổi và bệnh sử của bé. Bác sĩ cũng sẽ quan sát các dây thanh âm nhằm tìm hiểu lý do gây ra khàn giọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng không được khuyến cáo.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

trẻ 6 tháng tuổi chơi với ba mẹ

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để ngăn chặn hoặc giảm tình trạng khàn giọng ở trẻ sơ sinh:

  • Bổ sung đủ nước: Tăng số lần cho bé bú hoặc cho uống nước nếu con đã vượt mốc 6 tháng tuổi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát: Máy tạo độ ẩm sẽ đem hơi nước vào không khí xung quanh để không làm khô cổ họng và đường thở. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm cho các vấn đề về cổ họng có thể ngăn ngừa khô dây thanh âm.
  • Tránh các chất gây dị ứng và chất kích thích: Nếu bạn biết em bé bị dị ứng với yếu tố nào, hãy hạn chế tối đa việc bé phải tiếp xúc với chúng. Đừng để bất cứ ai trong nhà hút thuốc và tránh đưa bé đến những nơi mà con phải tiếp xúc với khói thuốc lá hay khói bụi ô nhiễm.
  • Kiểm soát hội chứng colic: Nếu bé gặp phải chứng colic gây ra tình trạng khóc nhiều, bạn hãy thử quấn khăn cho con (kiểu như bọc kén) và bật một bài hát ru, đu đưa trên võng để làm dịu sự khó chịu bên trong.

Phương Uyên/KNNC

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!