Trẻ sơ sinh tay chân lạnh: Dấu hiệu bình thường hay nguy hiểm?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trẻ sơ sinh tay chân lạnh là hiện tượng khiến nhiều cha mẹ hoang mang, lo lắng không yên. Nếu đi kèm với các triệu chứng khác thì hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Tay chân của em bé nhà bạn lúc nào cũng lạnh? Điều này khiến bạn lo lắng không biết bé cưng có đang gặp vấn đề gì hoặc có bị bệnh nào đó hay không? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của KNNC để có thêm một số thông tin và kiến thức liên quan đến vấn đề này nhé. Trở thành cha mẹ là niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cũng lắm âu lo. Ở giai đoạn sơ sinh, bé cưng quá nhỏ bé và mỏng manh, chính vì vậy, bé sẽ cần sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn từ ba mẹ. Tay chân lạnh là hiện tượng khá bình thường ở trẻ nhỏ, nếu không đi kèm với sốt hay các triệu chứng khác, bạn không cần quá lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, nếu tay chân con bị lạnh kèm theo vài dấu hiệu khác, bạn cần hết sức thận trọng.

Trẻ sơ sinh tay chân lạnh: Nguyên nhân do đâu?

giai đoạn sơ sinh, sự phát triển của bé vẫn đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nếu bàn tay hay chân của bé bị lạnh thì tình trạng này hầu như luôn liên quan đến hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là do hệ tuần hoàn của bé vẫn chưa hoàn thiện, do đó, máu sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa xuống chân hay tay. Tay chân là bộ phận ngoại vi của cơ thể, do đó, máu sẽ ưu tiên đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, phổi, não, thận… Và tay chân là bộ phận cuối cùng mà máu lưu thông đến. Thậm chí, sự chậm trễ của quá trình lưu thông máu hoàn toàn có thể khiến tay chân bé chuyển thành màu tím. Do đó, so với vùng trung ương (thân mình, đầu), nhiệt độ tay chân có thể thấp hơn một chút. Một số bé còn có hiện tượng đổ mồ hôi tay chân khiến nhiệt mất nhanh hơn, vì thế tay chân càng lạnh hơn. Chính vì vậy, hiện tượng trẻ sơ sinh bị chân tay lạnh là điều khá bình thường. Theo nghiên cứu, phải cần đến 3 tháng sau sinh thì vòng tuần hoàn máu của trẻ mới có thể thích nghi hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Do đó, khi thấy con có hiện tượng này, bạn đừng quá hoảng hốt, hãy bình tĩnh kiểm tra cơ thể bé và đeo tất để giữ ấm cho trẻ.

Tình trạng này là dấu hiệu của các bệnh lý gì?

tay chân lạnh Mặc dù là tay chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng đôi lúc đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như: Thiếu vitamin B12: Ngón tay, chân là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể con người. Trong khi đó, vitamin B12 rất cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và các protein. Do đó, việc thiếu vitamin này sẽ khiến cho các đầu ngón tay, ngón chân của trẻ lạnh buốt. Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến cho lượng máu không đủ cung cấp đến bàn tay, bàn chân của trẻ. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tay chân trẻ sơ sinh lạnh. Viêm tĩnh mạnh: Tĩnh mạch có chức năng cung cấp máu cho các cơ quan ở phía xa hơn như tay, chân. Khi tĩnh mạch của trẻ bị tổn thương hay viêm nhiễm, chân tay bé sẽ bị lạnh và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời. Viêm phổi cấp: Trẻ bị tay chân lạnh trong mùa lạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp. Nếu bị viêm phổi, ngoài tay chân lạnh, trẻ sơ sinh còn có các triệu chứng như bỏ bú, tiêu chảy…

Chân tay trẻ sơ sinh bị lạnh: Khi nào cần lo lắng?

Hiện tượng trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có tay chân lạnh là bình thường, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần chú ý kỹ đến trẻ. Bạn không cần phải quá lo nếu trẻ có tay chân lạnh mà vẫn: Có màu da bình thường Sinh hoạt bình thường Rất tỉnh táo, khi được gọi thì dậy nhanh chóng và dễ dàng Khóc mạnh, phản xạ bình thường Môi, lưỡi không khô, không tím tái, không khát nước… Trong trường hợp, trẻ sơ sinh tay chân lạnh đi kèm với các triệu chứng như: Sốt cao trên 39°C Da nhợt nhạt hay thậm chí tím tái Các phản ứng của trẻ không được nhạy bén như bình thường, không cười, khóc nhiều trong vài giờ Khó đánh thức bé dậy Bé nằm im, li bì Môi và lưỡi khô, mắt trũng, thóp trũng, khi thở thấy bụng phình, ngực lõm Có vài cơn lạnh run người Cổ cứng, mụn nước trên da, nổi mẩn khi đè ép Khóc liên tục… Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như viêm màng não. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ tử vong.

Cha mẹ cần làm gì khi tay chân trẻ sơ sinh bị lạnh?

tay chân lạnh Trẻ sơ sinh tay chân lạnh là hiện tượng bình thường, không gây ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp để giữ ấm cho trẻ: Hãy cho bé mặc quần áo tay dài, mang tất (vớ) để che toàn bộ cơ thể và giúp cơ thể phân phối lại nhiệt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ xung quanh bình thường, đừng quấn khăn hay mặc áo giữ ấm cho trẻ bởi con sẽ đổ mồ hôi nếu được ủ quá ấm, nhiệt không thoát ra được bên ngoài. Điều này có thể khiến chân tay bé dễ bị nhiễm lạnh nhiều hơn. Khi chân, tay bé bị đổ mồ hôi, bạn có thể lấy khăn mềm lau cho bé rồi xoa bóp nhẹ nhàng tay chân bé một lúc để con cảm thấy ấm hơn. Với các bé lớn, đã biết đi, mẹ cần tránh để bé đi chân đất trên sàn đá lạnh. Tốt nhất nên mua những đôi dép dành để đi trong nhà cho bé. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cũng có thể cho bé ngâm chân tay bằng nước ấm pha gừng muối trước giờ đi ngủ. Luôn luôn giữ ấm cơ thể bé vào mùa đông hay những ngày trở lạnh. Đặc biệt, tay và chân là những bộ phận tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên cần được giữ ấm đúng cách. Tắm nắng thường xuyên cho trẻ trong khoảng thời gian từ 6–8 giờ 30 sáng tránh nguy cơ thiếu vitamin D dẫn tới thiếu canxi. Nếu sinh sống ở vùng quá lạnh hay quá nóng, bạn cần chọn thời gian tắm nắng cho bé phù hợp. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bạn cần cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành… Đồng thời, cho bé ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin. Trẻ sơ sinh tay chân lạnh là hiện tượng khá bình thường. Theo thời gian, khi trẻ lớn dần thì hệ tuần hoàn cũng sẽ được cải thiện. Do đó, khi con gặp hiện tượng này, mẹ đừng quá lo lắng hay hoảng hốt nhé.

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!