Triệu chứng rõ ràng nhất khi bị dị ứng: Dị ứng thuốc phát ban

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

KNNC

Triệu chứng rõ ràng nhất khi bị dị ứng: Dị ứng thuốc phát ban

Dị ứng thuốc không là tình trạng quá phổ biến nhưng cũng không hề xa lạ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc có nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người và tình trạng dị ứng, trong số đó dị ứng thuốc phát ban là biểu hiện phổ biến nhất.

Dị ứng thuốc phát ban thường là biểu hiện của tình trạng dị ứng thuốc nhẹ. Ngoài ra, dị ứng thuốc còn có nhiều các biến chứng khác xuất hiện muộn và nguy hiểm hơn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng thuốc, mời bạn đọc theo dõi thật kỹ bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tình trạng dị ứng thuốc

Triệu chứng dị ứng: Dị ứng thuốc phát ban1
Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá với thuốc

Cơ thể không thể dung nạp được thuốc, có phản ứng thái quá, bất thường và chống lại thuốc chính là tình trạng dị ứng với thuốc. Các phản ứng này xảy ra khi người bệnh uống hoặc tiếp xúc với thuốc và thường gây hại cho cơ thể. Tình trạng này xảy ra không phụ thuộc vào liều lượng thuốc đã sử dụng, dù sử dụng lượng thuốc ít vẫn có thể gây ra dị ứng. Sốc phản vệ là trường hợp nặng nhất của tình trạng dị ứng, lúc này tính mạng của người bệnh bị đe dọa, dễ tử vong.

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, paracetamol, vitamin dạng tiêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê hay một số loại thuốc nội tiết tố,… là những loại thuốc dễ gây dị ứng.

Chất histamin có sẵn trong cơ thể và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện histamin-heparin không có hoạt tính thường là nguyên nhân chính gây dị ứng. Nối tĩnh điện này bị cắt đứt khi có chất lạ được đưa vào cơ thể từ đó phóng thích histamin tạo nên tác dụng dược lực tác động lên hệ tuần hoàn làm cho người bệnh:

  • Huyết áp bị tụt do giãn mạch.

  • Tim đập nhanh.

  • Nhức đầu.

  • Nghẹt thở do bị co thắt khí phế quản.

  • Co thắt cơ trơn hệ tiêu hóa.

Chính vì thế mà các thuốc điều trị dị ứng đều được gọi chung là nhóm thuốc kháng histamin. Dị ứng cũng do di truyền, nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng thì xác suất bạn có thể bị dị ứng là 50%. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc quá thời hạn sử dụng cũng là một trong số các nguyên nhân gây dị ứng và ngộ độc. 

Dị ứng thuốc phát ban và triệu chứng khác

Triệu chứng dị ứng: Dị ứng thuốc phát ban2
Phát ban, mẩn đỏ là triệu chứng xuất hiện nhiều ở các tình trạng dị ứng

Phát ban, mẩn đỏ

Sau khi sử dụng thuốc, phát ban và mẩn đỏ có thể xuất hiện ngay và tồn tại khá lâu khoảng 1 đến vài tuần. Các nốt này xuất hiện trên da dạng sởi, nhỏ như đầu đinh. Các nốt này có thể liên kết lại với nhau tạo thành các mảng lớn gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nổi mề đay

Phần lớn tất cả các trường hợp dị ứng thuốc đều xuất hiện hiện tượng nổi mề đay, bao gồm cả trường hợp dị ứng nặng. Sau khi sử dụng thuốc khoảng 5 – 10 phút hoặc cho đến vài ngày, các nốt mề đay sẽ xuất hiện. Đi kèm với mề đay là cảm giác nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau khớp, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, sốt cao,… kèm theo.

Phù quincke

Đây là dạng mề đay khổng lồ thường gặp ở các trường hợp dị ứng với thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc huyết thanh và thuốc hạ sốt. Phù quincke thường xuất hiện ở các vùng da mỏng và làm biến dạng, sưng các vùng da này. Phù quincke có kích thước to, ở gần mắt sẽ làm híp mắt, ở môi làm môi bị sưng, biến dạng, ngoài ra phù quincke còn ở xung quanh mắt, cổ, các chi và cả bộ phận sinh dục. Phù quincke thường không có màu hoặc màu hồng nhạt, đôi khi sẽ kèm theo mề đay. Một vài các triệu chứng sẽ đi kèm theo phù quincke chính là buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, nôn ói. Người bệnh cần thận trọng khi có các biểu hiện ở cổ họng và thanh quản, tình trạng này rất nguy hiểm, người bệnh sẽ bị khó thở, mất máu mặt, tím tái, ho khan. Nghiêm trọng hơn là khí quản bị co thắt gây nghẹt thở, từ đó sẽ dẫn tới tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.

Hội chứng Stevens – Johnson

Hay còn gọi là hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước, đây là hội chứng nặng và nguy hiểm. Sau khi dùng thuốc từ vài giờ cho đến vài ngày, hội chứng sẽ xuất hiện. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, có cảm giác ngứa ngáy, nóng ran, sốt cao, nổi ban đỏ và các bọng nước trên da ở các vị trí như mắt, họng, miệng, bộ phận sinh dục gây loét và hoại tử niêm mạc các vị trí này. Gan và thận cũng có thể bị tổn thương do hội chứng này, nặng hơn là tử vong.

Hội chứng Lyell

Là hội chứng nặng, xuất hiện vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, sốt cao, ngứa khắp người, trên da xuất hiện các mảng đỏ, đôi khi có các chấm xuất huyết. Vài ngày sau, lớp thượng bì bị tách khỏi da, trợt ra từng mảng dù chỉ khẽ động tới. Tình trạng này kèm theo viêm gan, viêm thận đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, rất nhanh gây tử vong.

Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc?

Triệu chứng dị ứng: Dị ứng thuốc phát ban3
Không tiếp xúc, sử dụng lại loại thuốc gây dị ứng

Khi nhận thấy bản thân hay những người xung quanh có dấu hiệu của dị ứng thuốc hãy dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa lượng thuốc đã dung nạp vào cơ thể ra ngoài. Đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh để cơ thể bị các biến chứng nặng hơn. Với các trường hợp dị ứng nhẹ, người bệnh có thể:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ, người có chuyên môn khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng.

  • Thông báo cho bác sĩ, dược sĩ kê thuốc loại thuốc gây dị ứng.

  • Không tự ý mua thuốc về điều trị.

  • Uống nhiều nước, nước hoa quả và các chất điện giải.

Lưu ý: Để không gặp phải tình trạng dị ứng thuốc, bạn cần:

  • Không tiếp xúc, sử dụng lại các loại thuốc, nhóm thuốc gây dị ứng dù liều lượng nhỏ.

  • Không sử dụng thuốc quá hạn.

  • Không tự ý mua thuốc, giới thiệu thuốc cho người khác vì nghĩ tình trạng bệnh của họ giống với mình.

  • Mua thuốc tại các cơ sở uy tín như Nhà thuốc Long Châu.

  • Làm theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ.

Trên đây là một vài thông tin về dị ứng thuốc phát ban. Mong rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích qua bài viết này. 

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Nguồn: Internet

Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại

Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.

  • Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
  • CTV không cần ôm hàng, không cần ship
  • CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
  • Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.

Kiếm tiền cùng KNNC!

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:

Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ FacebookZalo chính thức.
Trân trọng!

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!