Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Tỷ lệ trẻ dị ứng đạm sữa bò có nhiều không?
Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ là căn bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến. Nếu như cha mẹ chủ quan không cho con nhỏ đi điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vậy tỷ lệ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có nhiều hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết này.
Dị ứng đạm sữa bò xảy ra là do tình trạng của cơ thể trẻ nhỏ trở nên nhạy cảm với đạm có trong sữa bò. Đây là loại dị ứng thực phẩm xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò là cơ thể phản ứng lại với những loại thực phẩm này và gây ảnh hưởng đến cả cơ quan khác. Vậy tỷ lệ trẻ dị ứng đạm sữa bò có nhiều không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Khi cơ thể của trẻ nhận định sai lầm rằng những thành phần protein có ở trong sữa bò là yếu tố gây hại thì sẽ tự động sản sinh ra kháng thể miễn dịch IgE để làm trung hòa những protein này. Trong sữa bò có chứa 2 loại đạm chính gây ra hiện tượng dị ứng là đạm Whey và đạm Casein.
Đối với những lần tiếp theo khi cơ thể của trẻ tiếp xúc với những loại đạm trên, kháng thể IgE đã được tạo ra sẽ có chức năng nhận diện và truyền tải tín hiệu cho hệ thống miễn dịch để giải phóng histamin và những hóa chất trung gian gây ra bệnh dị ứng.
Tuy nhiên, cho đến nay thì nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo nghiên cứu thì bệnh sẽ có tính di truyền nên trẻ em nếu như có bố mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng như ngứa, sốt, dị ứng thực phẩm,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Làm sao để nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?
Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò xảy ra có thể do hàng loạt triệu chứng khác nhau gây ra với mức độ nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào cơ địa và thời điểm mắc bệnh. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng sẽ xuất hiện trong khoảng 2 giờ hoặc sau 48 giờ kể từ lúc trẻ uống sữa bò.
Triệu chứng tức thời:
- Nổi phát ban, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ.
- Ngứa ngáy liên tục.
- Nôn mửa, tiêu chảy.
- Khó thở.
- Xuất hiện chàm trên da.
- Môi, lưỡi, mặt sưng lên.
Triệu chứng muộn:
- Táo bón.
- Bụng đau quặn.
- Trẻ hay quấy khóc.
- Nổi mẩn, ngứa, chàm.
- Nôn mửa, trào ngược dạ dày.
- Đi tiểu nhiều lần, phân có máu.
- Sổ mũi, thở khò khè, ho dai dẳng.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc liên tục
Những triệu chứng trên xuất hiện sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, hay thức giấc và khóc quấy vào ban đêm, có biểu hiện chán ăn làm cho trẻ bị chậm tăng cân. Đối với trường hợp bé bú sữa mẹ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện triệu chứng như chàm bội nhiễm, đau bụng.
Tuy nhiên, những triệu chứng đó cũng có thể xuất hiện đối với một số bệnh lý khác chứ không chỉ riêng với bệnh dị ứng đạm sữa bò nên làm cho phụ huynh khó có thể chẩn đoán chính xác được con mình đang mắc bệnh nào. Do đó, khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phụ huynh hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhé.
Tỷ lệ trẻ dị ứng đạm sữa bò có nhiều không?
Dị ứng đạm sữa bò xảy ra là do phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ nhỏ với thành phần đạm có trong sữa bò và những loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhỏ hay gặp phải, xuất hiện khoảng 2-7,5% ở trẻ trong độ tuổi này. Dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ sử dụng sữa hoặc các loại thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, hiện tượng này hầu như sẽ biến mất trước khi trẻ lên 3 tuổi nên cha mẹ không cần lo lắng quá nhé.
Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò hay gặp ở trẻ sơ sinh và biến mất khi trẻ lớn lên
Phương pháp chăm sóc trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Khi thấy trẻ em xuất hiện những triệu chứng bất thường như trên thì khi đi khám sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò. Nếu như kết quả chẩn đoán là mắc bệnh thì cha mẹ nên cho trẻ kiêng sữa bò và những loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò.
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò thì cha mẹ cần phải kiểm soát chặt chẽ những loại thức ăn mà cả mẹ và bé đều đưa vào cơ thể, kiểm tra kỹ xem thức ăn có chứa sữa hay có nguồn gốc từ sữa hay không. Những trẻ mắc bệnh dị ứng đạm sữa bò cũng sẽ có xu hướng dị ứng với những loại sữa khác như sữa dê, sữa cừu do trong sữa cũng chứa thành phần tương tự như đạm của sữa bò. Vì vậy, cha mẹ nên kiêng cho bé cả những loại sữa này và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hợp lý hơn nhé.
Cách phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Đa số trẻ nhỏ khi lớn lên sẽ khỏi hẳn bệnh dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì cha mẹ vẫn nên cho bé đi khám sức khỏe thường xuyên để bác sĩ chẩn đoán bệnh cũng như kết luận bệnh đã khỏi hẳn để bé có thể ăn được những loại thực phẩm bình thường trở lại.
Hiện nay, phương pháp phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ phổ biến nhất là nuôi con bằng sữa mẹ vì đây là con đường tốt nhất để giúp bé tránh khỏi khả năng bị dị ứng thức ăn. Còn đối với những mẹ không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ và bé thuộc vào nhóm có cơ địa dị ứng thì mẹ có thể tham khảo sử dụng những loại sữa công thức có đạm thủy phân toàn phần để hạn chế tối đa bệnh dị ứng xuất hiện ở trẻ.
Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ
Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng cha mẹ cũng nên cho bé đến bệnh viện để khám nếu như thấy bé xuất hiện những triệu chứng bất thường để có thể kịp thời kiểm soát tình hình nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...