Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
KNNC
Virus tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường nào?
Hiểu biết virus tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua con đường nào là điều bắt buộc nếu bạn muốn phòng tránh bệnh tay chân miệng trong khi dịch đang bùng phát. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus tay chân miệng thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi là Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng về thần kinh và người có sức đề kháng tốt có thể tự hết trong vài ngày. Còn virus EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Virus bệnh tay chân miệng tồn tại ở một nhóm người quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, tức chúng ta đang bước vào mùa dịch bệnh lớn thứ 2 trong năm.
Virus tay chân miệng lây từ người sang người
Nhầm lẫn tai hại về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng không liên quan tới bệnh lở mồm long móng, một bệnh lây nhiễm do virus xuất hiện ở các động vật trang trại. Bạn không thể bị lây bệnh tay chân miệng từ vật nuôi hoặc các động vật khác, và bạn cũng không thể truyền bệnh cho chúng.
Đường tiêu hóa (qua ăn uống) là nguồn gốc chủ yếu của nhiễm virus Coxsackie – nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng. Bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc với người bị bệnh qua:
- Dịch tiết của mũi hoặc họng
- Nước bọt
- Dịch tiết từ tổn thương phỏng rộp
- Phân
- Giọt dịch nhỏ trong đường hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi
Virus tay chân miệng tồn tại trong nhiều chất dịch và bài tiết của cơ thể
Bệnh tay chân miệng lây cho đối tượng nào?
Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng tới trẻ em dưới 10 tuổi. Trẻ em tại các trung tâm chăm sóc trẻ đặc biệt mẫn cảm với sự bùng phát của bệnh tay chân miệng bởi vì nhiễm trùng lây lan qua sự tiếp xúc giữa người với người, và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất.
Trẻ em thường phát triển miễn dịch đối với bệnh tay chân miệng khi chúng lớn hơn bằng việc tạo ra các kháng thể sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh.
Rửa tay xà phòng để phòng bệnh lây lan
Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Không có thuốc chuyên trị đặc biệt bệnh cho tay, chân và miệng. Cá nhân có triệu chứng như sốt và đau từ vết loét, có thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng việc sử dụng thuốc. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus tay chân miệng phải phát triển một cách tự nhiên và tự kết thúc chu trình phát triển bằng cách bị cơ thể đào thải ra bên ngoài để đảm bảo sức đề kháng. Do đó mà nhiều bác sĩ không cho sử dụng thuốc khi điều trị bệnh tay chân miệng, trừ khi bị nhiễm trùng nặng.
Nhiễm trùng ở trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên, và người lớn thường rất nhẹ và kéo dài khoảng 1 tuần hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng hạ sốt cao. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm hạ nhiệt độ xuống. Chỉ có một số ít người bệnh được yêu cầu phải nhập viện, chủ yếu là do kết quả của biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não, hoặc liệt nhao cấp tính) hoặc phù phổi, xuất huyết phổi.
Phong
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nhằm tạo đều kiện cho các bạn
HỌC SINH, SINH VIÊN, CÁC MẸ BỈM SỮA Ở NHÀ CHĂM CON NHƯNG VẪN KiẾM RA TIỀN
BÁN HÀNG KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI THÁNG
BẠN CÓ MUỐN làm công nhân cả đời với mức lương 3 – 4 triệu
Hay thử 1 lần để biết bản thân bạn còn có thể làm những điều tốt hơn hiện tại
Phù hợp với các bạn BÁN HÀNG ONLINE muốn bán thêm mặt hàng, hoặc các mẹ bỉm sửa – nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập mà KHÔNG CẦN VỐN! Với tiêu chí đem lại nguồn thu nhập thụ động cho mọi người, Kinh nghiệm nuôi con mong muốn tìm kiếm CTV hợp tác lâu dài.
- Hình thức cộng tác đơn giản, linh hoạt
- CTV không cần ôm hàng, không cần ship
- CTV được hưởng chiết khấu cao trên mỗi sp
- Chuyển tiền hoa hồng theo tuần đúng hạn.
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC:
Blog Kinhnghiemnuoicon.vn (KNNC) tạo ra nhằm chia sẻ hững kiến thức, mẹo vặt để chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn thành tài. Bạn không mất phí để đọc, chia sẻ hay sử dụng bài viết trên Blog. Chúng tôi không bán dữ liệu cá nhân của bạn cho các nhà quảng cáo và cũng không chia sẻ thông tin trực tiếp nhận dạng bạn (chẳng hạn như tên, địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác) với những đơn vị này trừ khi được bạn cho phép cụ thể. KNNC không hợp tác với bất kỳ ai và cũng không truyền thông ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebook và Zalo chính thức.
Trân trọng!
Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ để mang kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung sắt cho bé 4 – 7 tháng tuổi
KNNC Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về...
Cảnh giác trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt
KNNC Trẻ bú mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng không hiếm...
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
KNNC Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất...
Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?
KNNC Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá...
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh...
Có cách nào chữa trẻ tự kỷ tại nhà không?
KNNC Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu –...